W.com.vn

Lý do start up thất bại

TỈ LỆ STARTUP THẤT BẠI QUÁ NHIỀU ? VÌ SAO ?

Trong vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh khởi nghiệp tăng hơn 25%. Tuy nhiên, theo thống kê từ Statistic Brain, 25% số start up thất bại trong năm đầu tiên.

Tỷ lệ này tăng theo thời gian, với 71% thất bại trước năm thứ 10. “Tại sao lại có quá nhiều startup thất bại ?”  Qua bài viết này, chúng mình xin chia tới bạn đọc: (1) lý do tại sao rất nhiều startup thất bại, và (2) làm thế nào bạn có thể tránh được những sai lầm tương tự.

Lý do start up thất bại
Lý do start up thất bại

I. LÝ DO CÁC STARTUP THẤT BẠI

Dưới đây là những lý do startup thất bại, theo nghiên cứu của hãng Statista (Đức).

42%: Thị trường không cần đến.

29%: Hết tiền

23%: Nhân sự không thích hợp

19%: Cạnh tranh không lại

18%: Gặp vấn đề tài chính

17%: Sản phẩm tệ

17%: Thiếu mô hình kinh doanh

14%: Tiếp thị kém cỏi

14%: Không quan tâm đến khách hàng

13%: Sản phẩm ra đời chưa phù hợp thời điểm

13%: Thiếu tập trung

13%: Nội bộ không hòa hợp/ Không hòa hợp với nhà đầu tư

10%: Người chủ chốt không mạnh

9%: Thiếu đam mê

9%: Chọn sai vùng phủ

8%: Không được nhà đầu tư nào quan tâm

8%: Vấn đề pháp lý

8%: Không biết sử dụng mối quan hệ hay các cố vấn

8%: Thất bại toàn tập

7%: Thất bại trong tìm chỗ đứng

1. VẤN ĐỀ ĐỘI NHÓM

“Nếu bạn phỏng vấn 10 startup đang lớn mạnh thì 9/10 startup sẽ nói rằng, thách thức lớn nhất của họ là thu hút được nhân tài.

Những công ty sẽ bắt theo định hướng  của những người sáng lập, nó được thể hiện qua tầm nhìn và văn hóa, và các công ty lớn sẽ KHÔNG BAO GIỜ thỏa hiệp với việc duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật và văn hoá”. – Michael W Ellison

Nhân sự không chất lượng, chưa đủ “mạnh”

Một trong các chìa khóa then chốt trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp startup đó chính là nhân sự.

Nhiều công ty khởi nghiệp ban đầu chỉ có quy mô tầm 5-7 nhân viên nhưng toàn các cá nhân xuất sắc, đa năng và làm được nhiều đầu việc nên phát triển rất nhanh, lại có thể tiết kiệm nguồn nhân lực cho công ty.

Ngược lại, nếu công ty của bạn có đội ngũ nhân viên hiệu suất làm việc thấp, bạn phải thuê nhiều người chỉ để làm các công việc giống nhau thì lúc này bạn nên xem lại hệ thống nhân sự của mình.

Đây là yếu tố mà ít nhà kinh doanh nhận ra cho đến khi quá muộn.

2. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Các công ty startup lớn thường gặp phải một vấn đề rõ ràng và trầm trọng, và luôn phải cố gắng giải quyết. Giải quyết vấn đề này giống như định hướng mọi quyết định của công ty.

3. CÁC VẤN ĐỀ VỚI NGUỒN LỰC

Cho dù đó là khoản vay ngân hàng hay vốn mạo hiểm thì quá trình huy động vốn rất mệt mỏi. Nó sẽ khiến người ta quên mất quá trình thực sự trong việc xây dựng một cái gì đó.

Không chỉ doanh nghiệp của bạn, mà cả chính bạn vẫn liên tục bị phán xét. Nó giống như hiệu ứng tâm lý khi tham gia một vụ xử án. – Michael O Church.

Lý do start up thất bại
Lý do start up thất bại

Không đủ nguồn vốn; Trong giai đoạn khởi tạo cho một startup, việc thiếu vốn là một vấn đề nghiêm trọng, cản trở thành công của các startup. Thiếu vốn là lý do lớn giải thích tại sao các startup không thể thuê được đội ngũ ban đầu phù hợp cho công ty.

Nó chính là vì thu nhập  không đủ hấp dẫn để có thể thu hút đội ngũ nhân lực. Bên cạnh đó các startup cũng cần vốn cho các chiến dịch marketing, cũng như trang thiết bị để phát triển sản phẩm.

Chi tiêu quá tayĐiều này đặc biệt xảy ra đối với các công ty mới bắt đầu, tất cả những người mới khởi nghiệp đều muốn sử dụng tiền để đầu tư vào những vấn đề theo cách của họ như tiếp thị, công nghệ, sản phẩm…

Nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với ngân sách; nếu không tính toán cẩn thận bạn có thể bỏ ra nhiều tiền quá mức cần thiết và sẽ không còn đủ cho các hoạt động trong tương lai.

Quản lý tài nguyên kém; Có một đội ngũ lãnh đạo tuyệt vời có thể ngăn chặn điều này, nhưng một vấn đề mà cả hai nhóm đối tượng trên gặp phải là quản lý nguồn lực kém. Các nguồn lực như tiền bạc là có hạn.

Nếu một công ty có tiền mặt, nó cần phải quản lý lượng tiền đó để đảm bảo tiền được sử dụng qua một khoảng thời gian – một cách chiến lược. Nếu công ty có quá ít tiền, rõ ràng nó cần được ưu tiền vào việc tài trợ vốn.

Sức cạnh tranh chưa đủ mạnh

Khi bạn có công ty và ý tưởng kinh doanh của riêng mình và bạn đang tập trung xây dựng nó, đồng thời chi tiêu một cách khôn ngoan, bạn có thể quên đối thủ cạnh tranh của mình. Nhưng nếu bạn lờ đi các công ty bán cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh thì có thể bạn sẽ thua lỗ.

Việc cần làm là xây dựng một chiến lược hoàn hảo bằng cách nghiên cứu sao cho thương hiệu của bạn khác biệt và phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng và sau đó làm nổi bật những khác biệt trong kế hoạch tiếp thị sau này của bạn.

Nếu bạn muốn xây dựng một công ty thành công, đó là tất cả những gì bạn cần quan tâm, đặc biệt là ngay từ khi công ty bắt đầu thành lập. Tuân theo những lời khuyên này, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy thành công mà bạn đang tìm kiếm.

II. LÀM SAO ĐỂ TRÁNH THẤT BẠI

Bây giờ thì bạn đã rõ, một ý tưởng tuyệt vời không phải là tất cả những gì bạn cần cho sự khởi đầu thành công. Có rất nhiều thứ có thể dẫn đến thất bại của startup. Bạn có thể làm gì để tránh mắc phải những sai lầm này?

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Nghiên cứu thị trường là điều đầu tiên bạn phải làm trước khi bắt đầu. Nghiên cứu của bạn có thể dẫn bạn tin rằng sản phẩm của mình có thể được tinh chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thị trường hoặc được trình bày theo một cách khác hay thậm chí được marketing theo một cách cụ thể.

Nghiên cứu thị trường trước khi ra mắt sản phẩm, hoặc thậm chí có một kế hoạch ra mắt, là một bước quan trọng có thể giúp bạn tránh được nhiều sai lầm khi khởi nghiệp.

Dành thời gian nghiên cứu, nhìn vào các sản phẩm cạnh tranh, và phân tích sự tăng trưởng của thị trường. Một khách hàng trung bình sẵn sàng chi trả bao nhiêu?

Bạn có thể xây dựng phễu bán hàng bằng cách cung cấp miễn phí một số tính năng, và đưa ra một tùy chọn để nâng cấp tài khoản của họ sau này?

Đây cũng là cách duy nhất bạn có thể tránh tham gia thị trường mà ở đó không có, hoặc ít, tiềm năng tăng trưởng. Đối với những người sáng lập đã gặp phải vấn đề này trong nghiên cứu thị trường, điều tốt nhất nên làm là đánh giá lại sản phẩm, và tiếp cận lại cho một thị trường khác.

2. CÓ MỘT TẦM NHÌN RÕ RÀNG CHO STARTUP CỦA BẠN

Mục tiêu cho startup của bạn là gì? Nó sẽ ở đâu trong 5 năm? 10 năm? Những cải tiến trong tương lai bạn có thể nhìn thấy?

Bạn cần một tầm nhìn rõ ràng về việc startup của bạn sẽ đi tới đâu, bởi vì bạn sẽ cần nó để thuyết phục:

  • Các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư
  • Các thành viên của nhóm thực sự cam kết
  • Khách hàng quyết định mua

Một startup nếu không thể thuyết phục được ba nhóm này thì không có hy vọng thành công. Vì vậy hãy đảm bảo bạn xem xét và suy nghĩ kỹ về cách bạn sẽ thuyết phục mỗi nhóm.

Bạn có thể hình dung tầm nhìn của bạn bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, video, hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông khác mà bạn có thể nghĩ ra, nhưng nó phải dễ hiểu để giải thích cho người khác.

3. Ý TƯỞNG SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI KHÁCH HÀNG

Ý tưởng sản phẩm phù hợp với khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của công ty khởi nghiệp.

Ý TƯỞNG SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI KHÁCH HÀNG

Ý tưởng sản phẩm tối thiểu phải đảm bảo thuộc tính căn bản vì nếu không có thuộc tính này, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và không chấp nhận sản phẩm. Còn thuộc tính công nghệ tạo sự khác biệt giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý, kích thích sự tìm tòi, quyết định mua hàng.

Thuộc tính công nghệ cũng giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa nhanh chóng, giúp marketing, bán hàng hiệu quả hơn, nhờ đó công ty có được nguồn thu tốt trong những ngày đầu khởi nghiệp.

4. CHƯA TÌM THẤY NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

“Đọc” khách hàng của bạn xử lý thông tin và thực hiện

Một đội ngũ nhiệt tình sẽ cảm thấy rất dễ để có sự tập trung vào hai yếu tố cốt lõi: sản phẩm và khách hàng. Nhưng với tư cách là người sáng lập, bạn phải sẵn sàng làm gương với thái độ của mình.

Nhóm của bạn sẽ nhìn theo bạn và nếu bạn không say mê sản phẩm hoặc không mong muốn để giúp khách hàng của mình, bạn sẽ sớm nhận thấy sự thiếu nhiệt tình trong nhóm của bạn.

Việc xác định được yêu cầu của khách hàng rất quan trọng trong quá trình tổ chức sự kiện, hãy cố gắng lắng nghe họ bằng cả sự quan tâm và muốn giúp đỡ họ thật lòng, chứ đừng chăm chăm với suy nghĩ là sẽ làm theo những gì họ muốn thể hiện qua lời nói.

Một dịch vụ hoàn hảo là làm cho khách hàng đạt được trên mức hài lòng. Chúc bạn thành công.

5. TÌM KIẾM NHỮNG MENTOR TỐT CHO MÌNH

Một người mentor tốt giống như một ánh sáng xuất hiện trong một đêm đầy bão tố. Là một người sáng lập, bạn sẽ có rất nhiều ngày mà bạn không biết phải làm gì, muốn bỏ từ bỏ và di chuyển đến một hòn đảo hay một sa mạc nào đó.

Một người mentor tốt sẽ có thể hướng dẫn bạn qua những phần khó khăn nhất của việc bắt đầu một công ty mới: gây quỹ và tìm kiếm đội ngũ phù hợp. Đừng nghĩ rằng bạn có thể đi một mình và bắt đầu tìm kiếm những người trong cùng ngành sẵn sàng cho bạn lời khuyên khi bạn làm kinh doanh.

6. KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN

Nếu bạn chưa bao giờ huy động vốn, rất có thể bạn sẽ ngạc nhiên bởi số thời gian cần bỏ ra, và số lần bạn bị từ chối trước khi thành công. Nếu bạn chỉ bắt đầu quá trình này khi nhận ra rằng nguồn tiền đã cạn kiệt thì đã là quá muộn, và khi đó sự gấp gáp thường sẽ dẫn đến việc chọn sai nhà đầu tư.

Một lỗi hay mắc phải nữa là không đưa ra những thông tin đủ hấp dẫn về công ty để thuyết phục các nhà đầu tư.

Các doanh nhân khởi nghiệp giỏi nhất chỉ bỏ tiền ra cho những gì cần thiết, và họ luôn chủ động tìm kiếm và gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng ít nhất là 6 tháng trước thời điểm mà công ty dự kiến sẽ cạn vốn.

Là một doanh nhân, bạn không thể lật một đồng xu và hy vọng rằng may mắn là ở bên bạn. Bạn phải tự tạo ra may mắn cho mình.

Scroll to Top