W.com.vn

Toàn tập từ điển cách đặt tên cho doanh nghiệp từ A-Z

Cái tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Cái tên nào thể hiện được lý tưởng của doanh nghiệp lại vừa dễ nhớ, vừa dễ dàng khiến khách hàng của họ ghi nhớ.

Khi mới thành lập khá đau đầu trong việc tìm ra cách đặt tên cho doanh nghiệp xứng đáng với vị thế công ty cũng như dễ dàng nổi bật.

Tham khảo những gợi ý đặt tên doanh nghiệp dưới đây nhé:

Toàn tập từ điển cách đặt tên cho doanh nghiệp từ A-Z

1.Cách đặt tên cho doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ

Một cái tên đơn giản, dễ nhớ là tiêu chí đầu tiên để tìm kiếm một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Đơn giản ở đây là dễ phát âm, dễ đọc, đọc không bị líu lưỡi hay dễ viết. Với những cái tên phức tạp mà doanh nghiệp muốn sử dụng thì cần phải có hướng dẫn về cách đọc tên. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đưa ra cả phiên âm cho tên thương hiệu.

Điều này đôi khi gây phiền phức, khách hàng khó nhớ và có thể đọc sai tên.

2.Tránh những từ dễ gây hiểu lầm

Trong Tiếng Việt có khá nhiều từ đồng âm khác nghĩa. Tiếng Anh càng nguy hiểm hơn khi nhiều từ viết một cách những ghép lại, lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

Ví dụ: từ hot – nóng, dog – chó nhưng hotdog lại là bánh mì kẹp xúc xích chứ không phải là chú chó bị nóng.

Lưu ý tránh những từ đồng âm khác nghĩa hoặc những từ dễ bị phát âm sai hoặc nói lái thành những từ bậy bạ hoặc không có nghĩa.

3.Thể hiện được ngành nghề kinh doanh

Tên doanh nghiệp cũng nên thể hiện ngay cho khách hàng thấy về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh hoặc lĩnh vực là thế mạnh của doanh nghiệp.

Khi ghi nhớ được tên, khách hàng sẽ nhớ tới doanh nghiệp của bạn ngay khi cần tới sản phẩm hoặc dich vụ liên quan đến ngành nghề đó.

4.Thể hiện đặc tính doanh nghiệp

Đặc tính của doanh nghiệp có thể chính là đặc tính, điểm khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại tới khách hàng.

Lựa chọn ra đặc tính mạnh nhất của doanh nghiệp, đặt tên dựa trên đặc tính đó giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và đẳng cấp của doanh nghiệp.

Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cũng được thể hiện rõ ràng. Từ đó thế mạnh của doanh nghiệp được khách hàng ghi nhớ kỹ hơn.

5.Sử dụng tên của người sáng lập

Nhiều chủ doanh nghiệp không ngần ngại sử dụng ngay chính tên của mình để làm tên cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chính là đứa con tinh thần của một cá nhân. Nếu cá nhân đó đã có tiên tuổi và được nhiều người biết đến thì việc đặt tên theo tên chủ doanh nghiệp là một lựa chọn đúng đắn.

Khách hàng sẽ yên tâm và có sự tin tưởng hơn dựa vào tên tuổi của người sáng lập hay chủ doanh nghiệp đó.

6.Đặt tên theo địa chỉ, nơi khai sinh sản phẩm

Với các sản phẩm đặc trưng theo vùng miền hay sản phẩm không ở đâu có thì việc đặt tên gắn với địa chỉ, vùng đất là một gợi ý sáng suốt.

Chúng ta đã từng nghe qua như: nước mắm Phú Quốc, đạm Phú Mỹ,… những sản phẩm đặc trung vùng miền như thế này sẽ không cần cái tên nào xa hoa.

Chỉ cần gắn liền với địa danh, khách hàng đã có thể hiểu được đặc trưng của sản phẩm.

7.Sử dụng từ viết tắt

Doanh nghiệp có thể lấy 2 chữ cái đầu trong một từ mô tả đặc tính sản phẩm hoặc tên chủ doanh nghiệp và ghép laị thành một từ.

Doanh nghiệp cũng có thể chỉ cần dùng chữ cái viết tắt đầu tiên. Ví dụ: S.M.A.R.T

8.Sử dụng tiếng nước ngoài

Cách đặt tên này khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài sử dụng tên Tiếng Việt, doanh nghiệp có thể sử dụng các ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh.

Tiếng Pháp và tiếng Anh là hai thứ tiếng phổ biến được người Việt sử dụng để đặt tên cho doanh nghiệp bởi sự ngắn gọn. Một từ có thể thể hiện được nhiều ý nghĩa. Hơn nữa sử dụng ngoại ngữ cũng dễ gây ấn tượng hơn với khách hàng.

9.Không nên đặt tên quá 3 âm tiết

Âm tiết là thành tốt để tạo nên một từ có nghĩa. Không nên lựa chọn cái tên nào chứa hơn 03 âm tiết.

Càng nhiều âm tiết được sử dụng, từ đó càng trở nên phức tạp, khó nhớ và cồng kềnh. Nếu không phải là tên gắn liền với một địa điểm nổi tiếng thì doanh nghiệp nên hạn chế dùng từ dài.

Dùng nhiều âm tiết không cần thiết và sẽ làm giảm hiệu quả trong việc ghi nhớ tên thương hiệu đối với khách hàng.

10.Trong tên nên có nguyên âm

Các nguyên âm trong tiếng Anh là: a, i, e, o, u. Trong Tiếng Việt cũng có những nguyên âm tương tự.

Theo một nghiên cứu, những tên có chứa nguyên âm sẽ được ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Một vài ví dụ về sử dụng nguyên âm trong tên doanh nghiệp: VIVO, OPPO, APPLE,…

Các nguyên âm giúp tên trở nên ngắn gọn và hiệu quả ghi nhớ được đảm bảo. Tuy nhiên cũng tránh lạm dụng nguyên âm trong cùng một từ.

Tên doanh nghiệp là một phần quan trọng, bởi có thể sẽ đi theo doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Tên thương hiệu, tên doanh nghiệp còn quan trọng trong việc thể hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp.

Scroll to Top