W.com.vn

Toàn tập từ điển cách xây dựng thương hiệu cho Startup.

Khi thành lập doanh nghiệp, các Startup nói riêng và các công ty đã hoạt động đều quan tâm đến vấn đề tên của đơn vị mình đã được khách hàng biết đến chưa? Khách hàng đã hình dung hay ghi nhớ doanh nghiệp mình làm về lĩnh vực gì chưa?

Đây chính là câu chuyện về định vị thương hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện thành công. Việc xây dựng thương hiệu cho Startup như một con thuyền nhỏ đang lênh đênh trên biển lớn, nếu chọn đúng hướng thì sẽ tới bến bờ, nếu sai lầm sẽ bị sóng nhấn chìm.

Toàn tập từ điển cách xây dựng thương hiệu cho Startup.
Toàn tập từ điển cách xây dựng thương hiệu cho Startup.

Hoạt động xây dựng thương hiệu cho Startup là làm gì?

Doanh nghiệp lựa chọn đặc điểm ưu thế và nổi trội nhất của mình để đưa tới khách hàng. Đây là quá trình lâu dài, cần có thời gian và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Không doanh nghiệp nào mới ra mắt thị trường mà đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng.

Sản phẩm của doanh nghiệp độc đáo, mới lạ thì đó mới chỉ là một phần nhỏ trong công cuộc xây dựng thương hiệu. Song song với việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới là hoạt động chăm sóc khách hàng, hậu mãi,…

Đối với Startup, xây dựng thương hiệu là một giai đoạn gian nan và đầy chông gai. Muốn thay đổi hành vi, thói quen của khách hàng thì cần khẳng định được chất lượng của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. Sử dụng mọi phương tiện truyền thông để khiến khách hàng ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu của mình.

Từng bước định vị và công việc cần thực hiện

Muốn định vị thương hiệu trên thị trường, Startup cần lập một chiến dịch marketing thương hiệu. Hay nói cách khác, sử dụng công nghệ truyền thông để quảng bá thương hiệu.

Từng bước định vị và công việc cần thực hiện

Đầu tiên, Startup phải hiểu rõ về thương hiệu của mình, các ngành nghề và sản phẩm của mình sẽ đưa ra thị trường. Tại sao lại sử dụng thương hiệu này, tại sao lại kinh doanh sản phẩm này, nhu cầu của khách hàng cần thỏa mãn là gì…

Tiếp theo, làm rõ mong muốn của mình về vị trí thương hiệu ở trong lòng khách hàng đến mức độ nào? Hài lòng, tin tưởng,… Như vậy, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để tái tạo, củng cố và thiết lập thêm nhiều sự gắn kết của khách hàng với đơn vị mình.

Cuối cùng là cách thức thực hiện:

  • Tham gia vào các diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng mà cá nhân/doanh nghiệp có. Trở thành một trong những thành viên tích cực, được cộng đồng ghi nhận để tạo dựng niềm tin.
  • Xây dựng website giới thiệu về công ty, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm phát triển,… đảm bảo tính thống nhất về hình ảnh, màu sắc chủ đạo, nội dung được đầu tư cẩn thận.
  • Tạo Blog để giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức hoàn toàn miễn phí. Cách này là để thể hiện năng lực, cũng như trình độ chuyên môn của Startup về lĩnh vực hoạt động chính của mình.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông qua mạng xã hội: Youtube, Fanpage Facebook, Twitter… Biết tận dụng mạng xã hội sẽ giúp Startup nổi lên như một hiện tượng được đông đảo người dùng biết đến. Nên đi theo hướng phô bày cái tốt, chứ không nên tạo scandal gây mất hình tượng.
  • Dùng email để kết nối và chăm sóc khách hàng: thu thập data khách hàng qua các hoạt động, sau đó dùng email marketing để gửi các nội dung giới thiệu công ty, sản phẩm mới,… cho khách hàng.
  • PR thương hiệu thông qua người có tầm ảnh hưởng tới cộng động. Cách này thì sẽ tốn kha khá chi phí, tuy nhiên, nếu Startup sử dụng mối quan hệ hoặc tìm cách thuyết phục họ thì sẽ rút ngắn được quá trình định vị thương hiệu. Nhưng, Startup cần cân nhắc để chọn lựa nhân vật phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình.
  • Thống kê lại toàn bộ những vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện quảng bá thương hiệu để sửa đổi, cải thiện cho các chiến dịch sau.

Giá trị cốt lõi khi xây dựng thương hiệu cho Startup 

Sản phẩm có sự gắn bó mật thiết với thương hiệu và ngược lại. Chúng là hai phạm trù tồn tại song song nhưng lại có tác dụng bổ trợ cho nhau. Sản phẩm tốt, thương hiệu đẹp là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển của startup.

Sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ là tiền đề giúp thương hiệu nhanh chóng được định vị. Ngược lại, thương hiệu uy tín sẽ là bước đà cho các sản phẩm của doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhanh hơn.

Giá trị cốt lõi khi xây dựng thương hiệu cho Startup 

Mục tiêu cần đạt khi xây dựng thương hiệu cho Startup 

Việc kinh doanh sản phẩm là mục tiêu lâu dài, còn xây dựng thương hiệu là mục tiêu phát triển cốt lõi của doanh nghiệp. Thương hiệu chính là cơ sở để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng một cách bền vững.

Tiêu đề hay còn gọi là tên mà doanh nghiệp đang muốn xây dựng, củng cố thành thương hiệu phải thân thiện và gần gũi với khách hàng. Từ đây, Startup xây dựng và phát triển bền vững, nâng cao giá trị một cách lâu dài.

Chi phí cần đầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu sẽ tiêu tốn một khoản ngân sách tương đối, tùy thuộc vào điều kiện tài chính mà Startup đầu tư ở mức cân đối. Nếu hoạt động nào có thể sử dụng công sức để thay thế tiền bạc thì nên tận dụng. Có những chi phí bắt buộc phải có thì nên đầu tư, vì một tương lai đi xa thay vì chỉ đi được đến chân núi đã phải dừng lại vì không nhận được niềm tin của khách hàng

Scroll to Top