W.com.vn

Những lần các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo

Như chúng ta thấy, logo chính là bộ mặt, là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp. Logo được định vị trong long khách hàng và trở thành bộ nhận diện trên thị trường của thương hiệu. Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi, làm mới logo thì thường sẽ có ảnh hưởng nhất định, hãy cùng xem các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo như thế nào qua các năm/

Những lần các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo
Những lần các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo

Các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo gây tranh cãi

Gần đây nhất là sự kiện thay đổi logo trị giá 7tỷ VNĐ gây xôn xao dư luận chỉ với việc đổi hình khối sang bo góc để logo trông mềm mại hơn. Một chiếc logo nhưng gây tranh cãi một thời gian khá dài, nhưng theo đánh giá thì lần thay đổi này giúp Xiaomi nổi tiếng hơn.

Đây là một chiến lược kinh doanh mà Xiaomi được coi là thành công. Thay vì đổi một biểu tượng cho logo hoàn toàn khác thì họ đã làm mới trên chính logo cũ. Họ vừa không mất công truyền thông lại từ đầu cho một diện mạo xa lạ, lại tự nhiên nhận được nhiều quan tâm của khách hàng hơn.

Như vậy, đôi khi không phải cứ thay đổi hoàn toàn thì mới là mới lạ, là khác biệt.

Viettel – Một thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo

Trở lại với Viettel – tập đoàn viễn thông Quân đội có tỷ lệ người dùng cao nhất các mạng viễn thông di động bất ngờ thay đổi logo. Logo có hình tượng biểu trưng trời và đất, màu sắc mang đậm tính chất quân đội đã in hẳn trong tâm trí người già trẻ nhỏ trên khắp dải đất nước.

Viettel công bố thay thế logo cũ bằng logo mới chỉ có text, thay đổi cả Slogan. Đặc biệt, chọn màu đỏ – mạnh mẽ, nồng cháy để thay thế màu xanh mềm mãi cùng màu vàng nâu rắn chắc trước đó. Nhưng điểm trừ của logo khi đặt trên các chất liệu khác nhau không còn nổi bật như logo cũ.

Amazon – trang web bán hàng trực tuyến uy tín trên toàn thế giới thay đổi logo. Sauk hi thay đổi logo gần nhất là miếng băng keo gấp mép thay thế cho miếng băng keo hình răng cưa của logo trước đó đã giúp họ làm dịu lòng khách hàng.

Trên thực tế, Amazon không ngờ chỉ vì một chi tiết nhỏ mà họ có nguy cơ bị tẩy chay. Ban đầu suy nghĩ đơn giản đó là hình ảnh mô tả chân thực chiếc hộp gói các kiện hàng bên trong, băng keo được cắt như hình răng cưa. Nhưng khách hàng thấy nó trông không phù hợp và có hơi hướng bạo lực.

Các thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo nhằm thoát bóng

Logo mới của TP Bank

Đầu tiên phải kể đến TP bank – Ngân hàng trực thuộc tập đoàn FPT. Xuất thân từ FPT, nên TP bank luôn mờ nhạt trong lòng khách hàng. Nhắc TP bank thì thường nghĩ tới FPT trước. Do đó, TP bank đã quyết định thay đổi hoàn toàn logo để thể hiện sự độc lập của mình.

Logo cũ kèm theo logo của FPT và lấy màu chủ đạo là màu xanh lam. Sau khi thay đổi, TP bank chọn màu tím – khác biệt hẳn với màu sắc của các logo đã có. Tuy nhiên, TP bank vẫn tôn trọng nguồn cội nên để màu vàng – hình ảnh biểu trưng trong logo. Sự thay đổi của MB bank cũng gây nhiều tranh luận và cũng là bước đột phá nhằm thoát ly dần khỏi hình ảnh đặc trưng của quân đội. Tuy nhiên, MB bank được đánh giá là thay đổi không thành công.

Trên thực tế, màu sắc chủ đạo của logo vẫn giữ nguyên, thay đổi font chữ, các hình ảnh biểu trưng nhưng không được dư luận đánh giá cao. Hơi hướng về quân đội có giảm bớt so với mẫu cũ, tuy nhiên, điểm nhấn là các bước chân hình ngôi sao lại không rõ ràng.

Những thương hiệu đình đám

Đầu tiên là Apple, thay đổi luôn thành công. Sơ khai ban đầu logo của thương hiệu đình đám này là hình ảnh khá phức tạp và rối mắt. Sử dụng hình ảnh nhà bác học Newton ngồi dưới gốc cây táo kèm text cách điệu.

Sau khi thay đổi, Apple chỉ còn hình ảnh quả táo cắn dở. Logo này nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng. Ngày nay, nó đã trở thành thương hiệu có uy tín trên toàn cầu, nhận được sự tin tưởng của khách hàng, đặc biệt mặt hàng thiết bị di động.

Apple cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng thay đổi logo

Canon – thương hiệu về thiết bị quay phim, chụp ảnh. Logo hiện tại là sự thay đổi đáng để ghi nhận của thương hiệu này. Sử dụng màu đỏ – thu hút, nổi bật, font chữ dễ nhìn, dễ nhận dạng, không bị vỡ khi sử dụng trên các chất liệu khác nhau.

Sơ khai của logo Canon là hình ảnh phật nghìn mắt nghìn tay – ý nghĩa của sự nhanh nhẹn. Chữ C giống chữ K cách điệu hóa hình người, có sử dụng kèm Slogan, màu sắc đơn điệu. Sau nhiều lần thay đổi, cuối cùng họ đã chọn logo hiện tại không slogan.

Ông trùm trong ngành ứng dụng văn phòng – Microsoft cũng trải qua nhiều lần thay đổi logo. Sơ khai chỉ sử dụng text làm thành phần chính của logo với màu sắc đen huyền bí. Với mong muốn có tương lai tốt đẹp hơn khi xã hội ngày càng ưa chuộng những hình ảnh bắt mắt và thực sự nổi bật.

Microsoft đã quyết định thêm thành phần cho logo với hình ảnh biểu trưng hình vuông chia 4 với 4 màu sắc khác nhau. Đồng thời thiết kế phẳng hóa chữ logo cũ, đổi sang màu ghi thay vì màu đen tuyền trước đó.

Một tên “cớm” khác của thị trường hàng không Việt Nam là Việt Nam Airline cũng có những bước đột phá trong việc thay đổi logo. Thay đổi từ biểu tượng con chim bay trên vòng trời bằng hình ảnh đóa sen vàng – quốc hoa của Việt Nam. Đây là thương hiệu hàng không lớn của Việt Nam, cũng đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại Đông Nam Á, tương lai vươn tầm quốc tế.

Các thương hiệu sẽ có những lần thay đổi logo, mục đích chính là định vị thương hiệu trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng.

Scroll to Top