Cách tạo Slogan – Tagline cho công ty, thương hiệu và sản phẩm.
Nhằm khẳng định vị thế thương hiệu mạnh mẽ hơn trong lòng khách hàng, các doanh nghiệp ngoài việc thiết kế logo, ẩn phẩm truyền thông thì còn cần đưa ra được thông điệp muốn truyền tải là gì.
Slogan chính là câu thông điệp ngắn mà doanh nghiệp qua đó phần nào thể hiện được mục đích và giá trị mà công ty đem lại. Slogan hay là khái niệm rất khó để xác định. Sau đây là một vài gợi ý dành cho những doanh nghiệp đang mong muốn tìm hiểu cách tạo slogan ý nghĩa
Slogan mang theo giá trị
Đó chính là giá trị mà công ty đem lại cho khách hàng. Slogan là thông điệp mà công ty muốn khách hàng hiểu và cảm nhận. Từ đó tìm được tiếng nói và sự đồng điệu giữa công ty và khách hàng.
Slogan càng thể hiện nhiều giá trị càng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và là cầu nối giúp liên kết lợi ích cảu khách hàng với doanh nghiệp.
Khi ban đầu khách hàng nhận được những giá trị lợi ích phù hợp với mong muốn của họ, con đường để tiến sâu hơn vào trong suy nghĩ và hình dung đầu tiên của khách hàng về thương hiệu cũng rõ ràng hơn.
Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
Câu slogan của doanh nghiệp cũng có thể là tầm nhìn và sứ mệnh mà doanh nghiệp đang hướng đến. Tầm tư duy và định hướng của doanh nghiệp là cái khách hàng đánh giá xem mức độ uy tín của doanh nghiệp đến đâu.
Một doanh nghiệp không có tầm nhìn, không có định hướng cho sự phát triển lâu dài của mình thì cũng sẽ không đem lại giá trị lâu dài theo cách nghĩ của khách hàng.
Slogan có thể là câu nói được trích ngắn gọn từ tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, doanh nghiệp.
Sử dụng câu văn có vần
Cách chơi chữ là phong cách khá phổ biến tại Việt Nam khi ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể dựa vào giá trị của công ty và viết lại thành một mệnh đề với cách chơi chữ độc đáo.
Tuy vậy không nên quá lạm dụng các câu văn có vần hoặc việc chơi chữ quá nhiều, điều đó làm giảm đi tính nghiêm túc mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng.
Sử dụng tiếng Anh
Các câu slogan được viết bằng tiếng Anh cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ có những công ty nước ngoài, công ty có vốn liên doanh mới sử dụng tiếng Anh trong các phát ngôn của mình.
Bất kỳ công ty nào cũng có thể sử dụng slogan tiếng Anh bởi đây là ngôn ngữ toàn cầu và thể hiện được ngắn gọn những ý dài.
Một số từ nếu dịch ra tiếng Việt sẽ rất dài và không phù hợp khi đặt làm Slogan, vì thế việc tìm từ đó trong tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh trong câu Slogan là việc làm khuyến khích.
Hãy lựa chọn những từ thông dụng, ít khác biệt. Sử dụng những từ phổ biến, nhiều người biết tới. Tránh sử dụng những từ quá dài và từ cổ khiến khách hàng sẽ phải tra từ điển và có thể bị hiểu sai nghĩa.
Thể hiện mong muốn của khách hàng
Câu slogan cũng nên là điều khẳng định cho mong muốn thầm kín của khách hàng. Đôi khi khách hàng sẽ khó nói ra mong muốn của mình hoặc với những sản phẩm mang tính cá nhân, khách hàng càng ngại chia sẻ.
Lựa chọn điều khách hàng mong muốn và biến nó trở thành một câu châm ngôn khéo léo, phù hợp với số đông và mang tính thời đại.
Slogan khẳng định vị thế, tên tuổi của công ty
Rất nhiều công ty, doanh nghiệp thường khẳng định: “Số 1 về…” hay “”Đứng đàu thị trường về…” để khẳng định vị thế và chuyên môn vững vàng của doanh nghiệp.
Khi nghe được những lời khẳng định như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm rằng mình đã tìm ra được một nơi xứng tầm, uy tín, đứng đầu về lĩnh vực mà họ đang quan tâm.
Slogan khẳng định lĩnh vực kinh doanh
Trong câu Slogan khi nhắc tới lĩnh vuẹc kinh doanh cũng chính là điểm cộng dành cho doanh nghiệp. Công ty sẽ được định vị một cách rõ ràng hơn.
Tuy nhiên với những doanh nghiệp, công ty đa ngành nghề thì cách thức này nên hạn chế áp dụng bởi không thể thể hiện hết tất cả các ngành nghề trên cùng một Slogan.
Việc thôi thúc nhu cầu và khả năng mua hàng của khách hàng chính như là một câu Call to Action (kêu gọi hành động) mạnh mẽ đối với khách hàng.
Sử dụng những câu cảm thán, câu hỏi tu từ và thể hiện đứng nhất điều mà khách hàng đang quan tâm sẽ giúp câu Slogan trở nên ấn tượng hơn đối với khách hàng.
Bằng nhiều cách thức khác nhau, việc tạo ra một câu Slogan không hề khó. Rất nhiều các công ty agency về truyền thông quảng cáo họ cũng có dịch vụ tư vấn về thương hiệu, trong đó có Slogan.
Tuy nhiên, doanh nghiệp hãy là người tự đề ra slogan cho mình bởi không agency hay người ngoài nào có thể hiểu được bản chất và tính chất cũng như giá trị mà doanh nghiệp đem lại bằng chính người của doanh nghiệp.
Cân nhắc và lựa chọn những tiêu chí, từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh và câu văn muốn thể hiện. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự chân thành từ doanh nghiệp và tin tưởng nhiều hơn.