W.com.vn

Những sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, khởi nghiệp như một điều tất yếu dành cho giới trẻ nói riêng và những người có “máu” kinh doanh nói riêng. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, hoặc thành công nhưng chỉ duy trì được trong thời gian rất ngắn. Vì vậy có rất nhiều sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp. Vậy các starup thất bại là vì những sai lầm gì?

Không xác định được sản phẩm kinh doanh chủ đạo

Đối với lĩnh vực sản xuất thì đây là việc không lựa chọn được đúng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường đang cần. Khi sản xuất hàng loạt nhưng cầu khôn có mà cung lại thừa nên thất bại.

Đối với lĩnh vực liên quan đến công nghệ thì việc không xác định được sản phẩm của mình đang muốn bán là gì. Vì ngành công nghệ nó đặc thù hơn các ngành sản xuất khác, sản phẩm của ngành này là các ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất hoặc truyền thông.

Ví dụ: công ty về truyền thông và công nghệ, phát triển đồng thời cả lập trình website, thiết kế website, quảng cáo website,… nhưng không sản phẩm nào được định hình rõ ràng, nhân sự vị trí thừa vị trí thiếu nên không xây dựng được sản phẩm hoàn chỉnh.

Những sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp

Đầu tư quá nhiều vào đào tạo nhân lực khi chưa có nguồn thu

Một starup rất có tâm trong việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên, giúp họ thuần thục tất cả các kỹ năng cần thiết. Nhân viên phát triển một các toàn diện tất cả các mặt, nhưng đến khi có thể quay ra phát triển thị trường thì ngân sách đã cạn kiệt.

Mặc dù, khởi nghiệp thất bại nhưng chủ doanh nghiệp lại cảm thấy mình vẫn làm được việc có ích. Các nhân sự do công ty đào tạo khi ra môi trường khác họ hoàn toàn tự tin và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp mà lên quá nhiều kế hoạch phát triển

Việc lên sẵn các khung kế hoạch để phát triển là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng nếu lên nhiều kế hoạch mà không phân định được cái nào sẽ thực hiện trước, cái nào sau thì sẽ không có đủ nhân sự vật lực thực hiện. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng vỡ kế hoạch, gây thất bại dẫn đến phá sản.

Quá tin tưởng bạn đồng hành hay chọn sai đối tác

Đây là một sai lầm thường xảy ra với những starup là những người bạn thân thiết với nhau cùng lập lên công ty. Đồng lòng để phát triển công ty lớn mạnh là lẽ tất yếu. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tỉnh táo trong khi lựa chọn đối tác để hợp tác.

Ví dụ: Trong một dự án về công nghệ, 2 cổ đông đều nhận thấy tiềm năng của dịch vụ. Nhưng khi bắt đầu thực hiện, cổ đông 1 nhận thấy có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến chi phí do chính sách thay đổi. Cổ đông 2 thì vẫn nhất định muốn làm tiếp và hứa sẽ tìm kiếm nhà đầu tư để gánh chi phí phát sinh kia. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, lợi nhuận mà dịch vụ mang lại ở mức âm. Khởi nghiệp thất bại.

Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng vượt ngân sách

Cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết phải có. Tuy nhiên, starup cần chú ý tới việc tiết kiệm bằng cách mua lại đồ thanh lý của một đơn vị khác vẫn còn sử dụng tốt hoặc mua công nghệ chuyển giao thay vì đầu tư mua mới.

Việc chi vọt xà là điểm chết của doanh nghiệp mới, vì ban đầu chưa thể có nguồn vốn xoay vòng ổn định. Các khoản đầu tư coi như đóng băng vì không thể rót ngân sách kịp thời.

Một điểm chết khác liên quan đến ngân sách bị âm là chi phí thuê mặt bằng quá cao, nguồn thu không ổn định, tiềm năng sản phẩm không cao. Ngoài ra, chi phí cho nhân sự cũng là một khoản tiền không hề nhỏ.

Không tập trung vào hoạt động tiếp thị

Một sản phẩm dù tốt dù hay đến mấy nếu không tiếp thị thì khách hàng sẽ không biết đến, như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm đã hoàn toàn đóng băng. Không thể ngồi há miệng chờ sung mà chúng ta phải đi tìm khách hàng để thuyết phục họ lựa chọn mình.

Quảng cáo, tiếp thị là phương thức bán hàng vô cùng quan trọng, khách hàng cần biết đến sản phẩm có những ưu thế gì so với các sản phẩm cùng loại, công ty có điểm gì nổi bật,… Có nhiều hình thức tiếp thị thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, quan trọng là phải chọn hình thức phù hợp với ngân sách.

Cá nhân hóa công việc và không quan tâm đến khách hàng mục tiêu

Phát triển làm việc độc lập để trau dồi kỹ năng, nhưng không nên rời xa tổ chức. Làm việc đồng đội mới có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất cho kế hoạch của công ty. Ôm đồm tất cả mọi việc vào một người khi có biến cố sẽ không thể đủ sức lực gánh vác và giải quyết kịp thời.

Không tập trung vào mục tiêu mà khách hàng muốn đạt được là một sai lầm tai hại. Nếu sản phẩm đưa ra thị trường nhưng tỷ lệ khách hàng lựa chọn rất thấp khiến giá vốn tăng, nguồn thu giảm. Hoặc sản phẩm có thiết kế độc đáo, mới lạ nhưng vẫn không được thị trường tiếp nhận.

Cá nhân phải nằm trong tổng thể. Sản phẩm phải nhắm đến thị trường mục tiêu. Cung phải đáp ứng cầu. Ngân sách cần phải được chi tiêu một cách hợp lý, hiệu quả để tạo doanh thu. Như vậy, khởi nghiệp mới có thể thành công.

Scroll to Top