W.com.vn

4 sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing

Influencer Marketing là một trong những chiến dịch marketing phổ biến nhưng không phải ai cũng thành công bởi, họ thường mắc phải những lỗi cơ bản khá đơn giản. Vì vậy hãy cùng điểm qua 4 sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing của người mới nhé!

Influencer Marketing là gì? 

Là một loại tiếp thị sử dụng các thông tin thực tế về sản phẩm được đề cập bởi những người có ảnh hưởng trên các nền tảng social media và những người này là chuyên gia trong lĩnh vực của họ và có lượng người theo dõi nhất định. Tiếp thị ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh vì niềm tin mà những người có tầm ảnh hưởng xã hội đã xây dựng với những người theo dõi họ, các khuyến nghị từ họ đóng vai trò là một hình thức chứng minh đảm bảo lợi ích cho khách hàng tiềm năng của thương hiệu doanh nghiệp.

4 sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing

Coi trọng tầm ảnh hưởng hơn tính chân thực

Như một lẽ tự nhiên, khi bắt đầu một chiến dịch Influencer Marketing, các nhãn hàng thường lựa chọn những người có tầm ảnh hưởng với lượt theo dõi lớn nhất. Đây dường như là một sự lựa chọn đúng đắn, khi sự ảnh hưởng càng lớn thì độ bao phủ sẽ càng cao, tuy nhiên khi đi váo thực tế nhiều khi kết quả lại ko được như kì vọng.

Nhiều marketer đã bỏ qua điều quan trọng là sự ảnh hưởng nó phải đến từ tính chân thật, đến từ những điều tự nhiên mà các influencer nổi tiếng thể hiện. Để có được sự chân thật đó, người ảnh hưởng phải thật sự tin tưởng vào sản phẩm, hiểu rõ về sản phẩm, có như vậy thì khi giới thiệu mới tạo được lòng tin cho những người hâm mộ.

Một nghiên cứu gần đây của Experticity đưa ra một kết quả càng khẳng định vững chắc hơn nhận định ở trên, các nhóm influencer siêu nhỏ (những người dùng có 5,000 đến 10,000 follower) tạo ra lượng quan tâm cao hơn gấp 1.5 lần so với influencer có 100,000 follower. Nó tương tự như bạn sẽ tin tưởng và trải nghiệm của người bạn thân hơn là nghe những lời quảng cáo.

Người tiêu dùng có khuynh hướng tin tưởng hơn vào sự chân thật, sự hiểu biết như một chuyên gia của người ảnh hưởng cho dù người ảnh hưởng đó chỉ có lượng follow khá thấp. Vậy vậy, lựa chọn người ảnh hưởng cân bằng giữa tính phù hợp và lượng follow sẽ là một bài toán cho các marketer.

Nhắc quá nhiều đến thương hiệu

Thông thường các doanh nghiệp sẽ cố gắng chuẩn bị thật chu đáo chiến dịch marketing của mình, họ đồng thời muốn chuẩn bị sẵn các nội dung, ý tưởng kịch bản quảng cáo cho các influencer. Nhưng một khảo sát gần đây cho thấy 93% influencer tin rằng sẽ tốt hơn nếu họ là người phụ trách việc viết nội dung.

Hiện nay, các influencer có thói quen tự tạo ra các nội dung cho riêng mình. Điều này có chút xung đột khi mà theo truyền thống, công việc viết nội dung sẽ do các doanh nghiệp đảm trách. Do đó, thương hiệu cần thương lượng và thống nhất với influencer vai trò và cách thể hiện thông điệp như thế nào.

4 sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing
4 sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing

Đối với nền tảng như Facebook, hình ảnh thương hiệu quá to, quá lộ liễu có thể làm mất đi tính tự nhiên khi xuất hiện trên newsfeed. Vậy nên, dù truyền tải thông hiệu thương hiệu là rất quan trọng, việc các influencer lồng ghép thể hiện chúng một cách tự nhiên và tinh tế cũng quan trọng không kém.

Chiến dịch triển khai ồ ạt

Influencer marketing được xây dựng trên ý niệm rằng khách hàng mục tiêu luôn tồn tại và các thương hiệu chỉ đơn giản đang dùng các nhóm influencer như phương tiện để gửi thông điệp. Do đó, các thương hiệu rất dễ làm khách hàng rối trí và bội thực bằng việc oanh tạc họ với hàng tá thông điệp khác nhau. Điều này có nghĩa rằng những chiến dịch được truyền tải một cách tinh tế, với những bài viết chỉ đăng một lần (one-off post), sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Mặt khác, có thể dùng nhiều influencer cho một chiến dịch được tổ chức trên cùng một kênh tiếp thị (như brand website) của chính thương hiệu đó, hoặc sử dụng yếu tố kể chuyện (storytelling) vào nội dung của chiến dịch.

Chọn tiêu chí KPI chưa phù hợp

Sai lầm khi thực hiện Influencer Marketing của các thương hiệu chưa đặt ra chỉ số KPI phù hợp cho mỗi chiến dịch, thậm chí chi tiết với mỗi influencer.

Giống như sai lầm trong lựa chọn dựa trên tầm ảnh hưởng hơn tính chân thực, các thương hiệu thường bị mắc lỗi khi chỉ đo lường mức độ thành công thông qua lượng tiếp cận (reach) hay doanh số của chiến dịch. Hơn thế, hãy quan tâm nhiều tới những yếu tố như ý kiến tích cực (positive sentiment), sự gia tăng nhận diện thương hiệu hay lượng tương tác. Đây là những chỉ số giúp đánh giá chính xác mức độ thành công của chiến dịch.

Scroll to Top