W.com.vn

Công thức tạo nên sự thành công cho chiến dịch Influencer Marketing của Biti’s Hunter

1. Xác định mục tiêu

Với một ngân sách vỏn vọn 3 tỉ đồng nhưng mục tiêu của chiến dịch “Đi để trở về lại vô cùng tham vọng, vừa giới thiệu sản phẩm giày thể thao Biti’s Hunter vừa tạo ra một sự “trở lại” thị trường cho thương hiệu Bitis’s khi thương hiệu này chưa có vị thế cao trên thị trường. Rõ ràng đây là một mục tiêu kép đầy khó khăn và thách thức.

“Đi để trở về” đã trở thành chủ đề của chiến dịch, bằng cách sử dụng ca khúc cùng tên của Soobin Hoàng Sơn và Tiên Cookie, một sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và những thông điệp kèm theo nó. Chưa dừng lại ở đó Biti’s còn đặt sản phẩm của mình trong MV Lạc Trôi của Sơn Tùng.

Điều đáng nói của kế hoạch này là sự may mắn khi ở vào thời điểm tốt nhất có thể hợp tác với Soobin Hoàng Sơn. Biti’s cũng đã chớp được cơ hội có một không hai để “thổi” thông điệp vào MV đầu tay độc lập của Sơn Tùng.

Tạo nhận thức và niềm tin cho thương hiệu; Tăng sức thuyết phục cho nội dung; Tăng lượng truy cập; Thâm nhập thị trường mới. Đây là các mục tiêu khi sử dụng influencer vào hoạt động tiếp thị nội dung và trong chiến dịch này Biti’s đã hoàn thành được tất cả các mục tiêu đó.

2. Lựa chọn influencer

Khâu đầu tiên trong việc một lựa chọn Influencer phù hợp là phải tìm hiểu sâu sát nhu cầu, mục tiêu và nguyện vọng của khách hàng. Phải tìm hiểu đối tượng khách hàng là Ai? họ cần những gì? Ai sẽ là người họ tin cậy để tham khảo ý kiến trước khi mua hàng? Ai sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ? Để giúp cho quá trình này được thuận lợi và giảm được công sức bằng cách sử dụng các công cụ miễn phí như MakeMyPersona của HubSpot.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ, ảnh hưởng không chỉ dựa trên sự nổi tiếng, mà nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh và phải gắn liền với một chủ đề cụ thể nào đó. Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng cụ thể cần hướng đến, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau để lựa chọn một influencer phù hợp:

Ai làm cho họ nghĩ về ngành hàng cần tiếp thị? Ai là người trả lời câu hỏi của họ hoặc hướng dẫn họ? Ai là người cung cấp thông tin và nội dung mà có thể khiến họ đưa ra quyết định (mua hàng)? Ai là người kiểm soát các môi trường nơi họ có thể ra quyết định mua hàng?

Những câu hỏi này sẽ giúp thương hiệu xác định được tập influencer phù hợp. Để đánh giá và lựa chọn influencer một cách chính xác nhất, có 3 tiêu chí mà thương hiệu có thể phân tích: Đầu tiên, đó là độ liên quan (relevance): đo lường độ liên quan giữa influencer với thương hiệu, ngành hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ cần tiếp thị và nội dung cần truyền thông. Ví dụ trên kênh Facebook thường là sự xuất hiện của các từ khóa liên quan đến đối tượng và nội dung tiếp thị trong các bài viết của influencer.

Có 3 tiêu chí để có thể đánh giá và chọn lựa influencer chính xác nhất:

  • Đầu tiên, đó là độ liên quan (relevance): đo lường độ liên quan giữa influencer với thương hiệu, ngành hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ cần tiếp thị và nội dung cần truyền thông. Ví dụ trên kênh Facebook thường là sự xuất hiện của các từ khóa liên quan đến đối tượng và nội dung tiếp thị trong các bài viết của influencer.
  • Tiêu chí tiếp theo là độ bao phủ (reach): đo lường số lượng khán giả của influencer. Ví dụ trên kênh Facebook thường là số friend và follower.
  • Tiêu chí cuối cùng là độ cộng hưởng (resonance): đo lường số lượng tương tác được tạo ra khi influencer đăng tải nội dung. Thông thường, trên kênh facebook, lượng tương tác được thể hiện qua số like và reaction, số lượt share và các lượt thảo luận.

Trong chiến dịch influencer marketing của Biti’s Hunter ta đễ dàng thấy được mức độ ảnh hưởng của Soobin Hoàng Sơn và Sơn Tùng. Nhưng mức độ ảnh hưởng đó sẽ vô nghĩa nếu không có yếu tố cộng hưởng và lan toả của các influencer khác. Biti’s đã thực hiện phân nhóm các influencer theo ngữ cãnh, dựa vào các bước 4 bước mua hàng của người dùng: “nhận thức – xem xét – đặt mua – trung thành”.

3. Sử dụng Influencer chia sẻ nội dun

Thường các thương hiệu sẽ trả các lợi ích vật chất, phổ biến nhất là tiền, để sử dụng dịch vụ chia sẻ nội dung của các influencer. Các hình thức phổ biến để thanh toán cho influencer bao gồm: Trả tiền trọn gói, trao đổi sản phẩm/dịch vụ, trả theo hiệu quả kinh doanh, trả theo hiệu quả tương tác (số like và reaction, số lượt share, số lượt thảo luận trên facebook).

Thông thường thù lao các influencer nhập được từ các doanh nghiệp sẽ là tiền. Các hình thức phổ biến để thanh toán cho influencer bao gồm: Chi trả trọn gói, trao đổi sản phẩm/dịch vụ, trả theo hiệu quả kinh doanh, trả theo hiệu quả tương tác (số like và reaction, số lượt share, số lượt thảo luận trên facebook).

Nhưng các phướng thức thanh toán trên chưa phải là lựa chọn duy nhất và tối ưu, vẫn còn có cách thanh toán khác mà bạn có thể áp dung. Một trong những giải pháp mà thương hiệu có thể áp dụng là đề cập đến influencer trong nội dung. Nếu nội dung truyền thông có giá trị, thì việc đề cập đến các influencer có liên quan sẽ thu hút được sự chú ý của họ và rất có thể họ sẽ chia sẻ lại nội dung gốc.

Một cách khác là đưa họ vào danh sách liệt kê hoặc xếp hạng: việc liệt kê danh sách những influencer có ảnh hưởng cao nhất đến thương hiệu, ngành hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ vào nội dung truyền thông sẽ tạo được sự biết ơn và rất có thể sẽ được influencer sử dụng và chia sẻ lại như một bằng chứng về giá trị của họ.

Đối với nhóm influential citizen, thương hiệu có thể thu hút họ bằng cách mời họ tham gia tạo nội dung cho kênh truyền thông của thương hiệu, ngành hàng hoặc nhãn hàng hoặc mời họ tham gia mục hỏi đáp tư vấn trên kênh truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, việc trích dẫn nội dung hoặc lời nói của influencer cũng là một giải pháp giúp cho họ cảm thấy nội dung của bạn làm tăng giá trị của họ và vì vậy họ có thể tham gia tương tác và sử dụng lại nội dung của bạn.

Biti’s với mục tiêu đầy thách thức của mình đã chọn cách dùng ngân sách để trả cho các influencer. Nhưng Sơn Tùng là một khoản đầu tư mà toàn bộ ngân sách 3 tỷ đồng không thể nào đáp ứng nổi nếu hợp tác theo cách thông thường. Vì vậy việc sử dụng Soobin Hoàng Sơn làm influencer chính và tạo hiệu ứng cộng hưởng bằng việc đặt sản phẩm Biti’s Hunter vào MV Lạc Trôi của Sơn Tùng là một giải pháp thông minh để tiết kiệm ngân sách. Giải pháp này trên thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của nó với 3,3 triệu lượt tương tác trong 7 ngày đầu tiên.

4. Tiếp cận influencer

Với hình thức có tính phí, việc tiếp cận influencer diễn ra khá đơn giản và thẳng thắn thông qua các công ty quảng cáo, các nhà cung cấp influencer hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận từng influencer trực tiếp. Với hình thức không tốn chi phí, việc tiếp cận cần được thu xếp tốn thờ gian và phức tạp hơn trên một kế hoạch lâu dài.

Thường kế hoạch này sẽ bắt đầu bằng việc phân tích từng influencer để tìm ra các cách tiếp cận họ một cách tự nhiên và tạo được thiện cảm. Tiếp theo đó sẽ là kết nối (ví dụ trên kênh Facebook sẽ trở thành bạn) và tương tác bên ngoài phạm vi nội dung truyền thông để tạo tình thân trước khi có thể sử dụng KOL theo các phương pháp không tốn chi phí.

Với Biti’s Hunter, việc tiếp cận influencer được thực hiện thông qua công ty quảng cáo và không chỉ dừng lại với Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn, nhiều influencer khác đã được lựa chọn để tiếp nối nhau chia sẻ Biti’s Hunter đến cho người tiêu dùng.

5. Nuôi dưỡng mối quan hệ với influencer

Cho dù được tiếp cận thông qua hình thức có chi phí hay không tốn chi phí, việc duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ với influencer là cực kỳ quan trọng. Cho dù là tiếp cận thông qua mạng xã hội, họ là con người và cần được đối đãi như con người.

Cần kết nối với các influencer trên mạng xã hội, lắng nghe và theo dõi nội dung của họ, dành thời gian thường xuyên và liên tục để tương tác với họ trên mạng xã hội và khi có dịp cần thắt chặt thêm mối quan hệ giữa 2 bên. Ghi nhớ rắng, hiệu quả của việc tiếp thị influencer cũng phụ thuộc một phần quan trọng vào việc thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp, ngành hàng hoặc nhãn hàng với các influencer được chọn. Biti’s sau sự chuyển mình ngoạn mục vào ngày 15/6 đã chính thức chọn Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu cho Biti’s Hunter mở đầu với bộ sưu tập “Đi, trải nghiệm mùa hè”.

 

Hiệu quả của việc tiếp thị influencer cũng phụ thuộc một phần quan trọng vào việc thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp, ngành hàng hoặc nhãn hàng với các influencer được chọn.

6. Đo lường kết quả

Việc đo lường kết quả cũng dựa trên các tiêu chí giống như bước lựa chọn influencer, đó là độ liên quan, độ bao phủ và độ cộng hưởng.

Tại Việt Nam, các công ty sử dụng hệ thống Social Listening để theo dõi và đo lường ảnh hưởng của chiến dịch lan tỏa nội dung sử dụng influencer. Hệ thống cho phép theo dõi nhiều khía cạnh của chiến dịch tiếp thị influencer như: lượnng tương tác, cảm xúc người tiêu dùng (sentiment), khán giả, vị trí địa lý, kênh, chủ đề… theo thời gian thực.

Ngày nay, mạng xã hội đã có thể chuyển tải được toàn bộ hành trình mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng không phải là các kênh mạng xã hội mà là nội dung và các cá nhân có sức ảnh hưởng chia sẻ các nội dung này. Và thực tế đã khẳng định tầm quan trọng của influencer trong việc tạo ra cách tiếp cận hiệu quả cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng của mình một cách tự nhiên và hiệu quả. Trong đó, sự thành công của chiến dịch “Đi để trở về” giới thiệu sản phẩm Biti’s Hunter là một minh chứng.

Scroll to Top