Sai lầm khi thiết kế thương hiệu nhãn hàng
Đối với các nhãn hàng, doanh nghiệp khi mới bắt đầu tung một sản phẩm ra thị trường, bất kỳ ai đều mong muốn sản phẩm sẽ gây ấn tượng mạnh tới khách hàng. Các thiết kế logo, thiết kế bao bì đều phải đồng nhất và có tính gây ấn tượng cao. Tuy vậy vẫn có sai lầm khi thiết kế thương hiệu nhãn hàng tạo “hiệu quả ngược” cho doanh nghiệp.
1.Quá đơn điệu
Chủ nghĩa Tối giản đang được thịnh hành trong vài năm trở lại đây. Tối giản cũng được đưa vào thiết kế bằng việc loại bỏ bớt đi những chi tiết rườm rà. Thiết kế chỉ cô đọng lại những chi tiết quan trọng và ấn tượng nhất.
Tuy vậy không có nghĩa tất cả các thiết kế đều phải lược bỏ hết các chi tiết, chỉ để lại nền và một chi tiết duy nhất. Việc này khiến sản phẩm thiết kế trở nên quá đơn điệu, nhạt nhoà và không tạo được ấn tượng đối với mắt nhìn.
2.Quá cầu kỳ
Trái ngược với tính quá đơn giản thì nhiều người lại có xu hướng tối đa hoá. Khi muốn có một sản phẩm thiết kế gây được ấn tượng, designer lại cố gắng thêm vào rất nhiều chi tiết thừa.
Các chi tiết thừa sẽ khiến tác phẩm trở nên không liên quan đến nhau, rối mắt và khó chịu cho người nhìn. Quan niệm càng cầu kỳ càng nổi bật cần được nghiên cứu và designer cần là người có gu thẩm mỹ cực kỳ tốt.
3.Qua chi ly
Biết rằng khi thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng, doanh nghiệp thì cần phải có sự tỉ mỉ. Tuy vậy sự cầu kỳ, chi ly quá kỹ sẽ khiến cho sản phẩm trở nên quá hoàn hảo và siêu thực.
Chỉ nên chi ly ở mức vừa phải để sản phẩm vừa thể hiện tính cẩn thận, vừa thể hiện được sự tự nhiên, thân thiện với mắt nhìn.
4.Bố cục mất cân đối
Việc tham lam trong lựa chọn chi tiết cũng dẫn tới việc mất cân đối trong bố cục. Sản phẩm thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng là bộ mặt của doanh nghiệp. Sản phẩm thiết kế với bố cục không cân xứng, tuỳ hứng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của designer đối với khách hàng. Designer nên đặt tâm huyết vào trong sản phẩm.
5.Sai tên thương hiệu
Sai lầm này vô cùng nghiêm trọng và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp cao. Mặc dù tên thương hiệu có khó nhớ đến đâu thì bạn hãy viết nó ra và khi cần, copy lại cho chuẩn xác.
Việc sai tên thương hiệu trên thiết kế sẽ làm khách hàng hiểu lầm. Nhiều tên thương hiệu gần giống nhau cũng sẽ khiến nhãn hàng bị nhầm lẫn với những nhãn hàng khác. Đặc biệt là khi hai nhãn hàng là đối thủ của nhau.
6.Lỗi chính tả, lỗi text
Đây cũng là một lỗi khá phổ biến với những người làm thiết kế. Đôi khi do text nhanh hoặc không để ý, dễ có trường hợp chỉ bị sai một chữ nhưng cũng đã bị sai cả sản phẩm.
Đối với text, designer phải thật cẩn trọng để tránh trường hợp mắc phải lỗi chính tả không đáng có. Với font chữ, nên lựa chọn các font Việt hoá kỹ lưỡng nếu text là Tiếng Việt. Không nên sử dụng qúa 3 fonts trong cùng một thiết kế.
7.Copy ý tưởng từ người khác
Việc tham khảo ý tưởng, thiết kế không phải là một việc làm sai trái. Tuy nhiên nếu bạn copy ý tưởng thì cực kỳ không nên. Chỉ nên tham khảo ý tưởng tốt và biến hoá trở thành ý tưởng của mình, tạo ra nét riêng cho sản phẩm của mình.
Vấn đề đạo nhái trong thiết kế là vấn đề vô cùng nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Nhất là khi ý tưởng được copy đã được đăng ký bảo hộ bởi pháp luật.
8.Màu sắc không tượng trưng cho thương hiệu
Mỗi thương hiệu sẽ có một màu sắc đặc trưng muốn khách hàng nhớ tới. Do đó bạn phải dựa vào màu sắc đó để lên thiết kế cho nhãn hàng. Trành việc sử dụng sai màu sắc hoặc màu sắc thương hiệu bị chìm nghỉm trong thiết kế. Sử dụng màu sắc thương hiệu làm chủ đạo còn thể hiện tính đồng nhất và xuyên suốt của các thiết kế.
9.Mải đi theo xu hướng mà không nghĩ tới tính lâu dài
Nhiều nhà thiết kế hay cập nhật các xu hướng (trend) và trong các thiết kế của mình. Tuy nhiên cần xem xét liệu xu hướng đó có duy trì và sử dụng được lâu dài hay không.
Nhiều xu hướng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng các thiết kế của thương hiệu, nhãn hàng lại được sử dụng trong một thời gian dài. Khi xu hướng không còn, việc thiết kế lại sẽ gây tốn kém không ít và mất thiện cảm trong lòng khách hàng.
10.Không hiểu về ý nghĩa thương hiệu, khách hàng
Trước khi bắt tay vào thiết kế, hãy lưu tâm tới ý nghĩa của thương hiệu. Hiểu được điều đó, bạn sẽ lựa chọn ra được chất liệu phù hợp để biến những điều nhãn hàng mong muốn được thể hiện qua sản phẩm thiết kế.
Tìm hiểu về khách hàng của thương hiệu để lựa chọn phong cách thiết kế sao cho phù hợp nhất. Tránh việc thiết kế trông quá trẻ con hoặc quá cứng nhắc với đối tượng khách hàng của họ.
Còn rất nhiều những hiểu lầm và lỗi sai không đáng có về thiết kế thương hiệu nhãn hàng. Lưu lại và chia sẻ cho đồng nghiệp để tránh những trường hợp đáng tiếc nhé.