9 nguyên tắc để trở thành CEO giỏi

Trong một doanh nghiệp, các mảng chính bao gồm: Kinh doanh, vận hành, tài chính, pháp lý, nhân sự và chiến lược. Với mỗi mảng trên sẽ có một CEO (Giám đốc điều hành) quản lý.

Nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả công việc, CEO cần có kế hoạch vận hành và quản trị bài bản và xuyên suốt. Với các doanh nghiệp lớn, nhân sự mỗi ban lớn thì CEO là người luôn đau đầu trong việc vận hành.

CEO cần nắm giữ 9 nguyên tắc sau đây để trở thành CEO giỏi 

9 nguyên tắc để trở thành CEO giỏi
9 nguyên tắc để trở thành CEO giỏi

1.Hiểu năng lực bản thân

Để trở thành một CEO chắc chắn năng lực của bạn đã được chứng nhận bởi Ban lãnh đạo. Tuy nhiên bạn là người hiểu mình nhất. Khi quản lý một đội nhóm, phòng ban, trách nghiệm của bạn sẽ nặng nề hơn. Bạn cần phải hiểu ngoài năng lực chuyên môn, mình cần trau dồi thêm những kỹ năng gì để đảm bảo công việc.

Người quản lý tốt không chỉ mạnh về chuyên môn mà cần phải thông suốt cả về kỹ năng lãnh đạo, đàm phán, quản trị. Nếu bạn mới chỉ thể hiện được kỹ năng chuyên môn, hãy trau dồi thêm kỹ năng lãnh đạo. Học hỏi từ cấp trên hoặc tham gia các khoá học chuyên sâu về lãnh đạo.

2.Nắm rõ KPIs cần đạt

KPIs là con số mục tiêu mà Ban lãnh đạo đề ra cho mỗi phòng ban. Bạn cần hiểu và nắm rõ chỉ số này. Dựa vào tình hình thực tế cũng như kế hoạch trong tương lai, bạn phân tích ra được chỉ số KPIs hiện tại có thực sự phù hợp?

Nắm rõ KPIs cần đạt

Nếu khả năng phòng ban của bạn chưa thể thực hiện được chỉ số KPIs Ban lãnh đạo đưa ra, hãy cân nhắc trước khi đưa ra cam kết. Người CEO sẽ là người chịu trách nghiệm chính về chỉ số này. Trách nghiệm của bạn là sẽ phân chia KPIs này cho các trưởng phòng, nhân viên cho phù hợp.

Nên nhớ người chịu trách nhiệm chính về KPIs vẫn là bạn.

3.Hiểu sâu sắc tính chất của phòng ban

Công việc mỗi phòng ban là khác nhau. Mỗi công việc lại có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Nếu bạn nắm rõ được tính chất của phòng ban mình đang quản trị, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch.

Việc hiểu sâu sắc về tính chất phòng ban còn giúp việc trao đổi và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác một cách thuận tiện hơn.

4.Có kế hoạch, quy trình rõ ràng

Người CEO được coi là đầu tàu của mỗi bộ phận. Bạn cần là người dẫn đường, đưa ra hướng đi, ý tưởng và mục tiêu. Bạn cần có kế hoạch và quy trình rõ ràng. Tất cả nhân viên sẽ làm theo đúng quy đình đưa ra, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.

 

Có kế hoạch, các nhân viên sẽ biết được đường hướng sẽ phát triển là gì, những công việc nào để đạt được hiệu quả.

5.Thiết kế và vận động thực hiện báo cáo thường xuyên

Việc thiết kế một mẫu báo cáo là vô cùng quan trọng. Bạn là CEO và bạn sẽ biết được hiệu quả và tiến độ công việc của mỗi nhân viên đang đến đâu. Tuy nhiên việc làm báo cáo thường xuyên bị quyên lãng và chậm trễ. Bạn nên đưa ra một deadline duy nhất cho việc làm báo cáo.

Báo cáo nên được thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng để đảm bảo bạn nắm bắt được các thông tin công việc để có hướng xử lý nhanh nếu có phát sinh.

6.Nắm bắt tâm lý nhân viên

Bạn không cần phải quá thân thiết với nhân viên, điều đó là không nên. Tuy nhiên CEO cũng không nên quá xa cách so với nhân viên. Hãy cởi mở và chia sẻ với nhân viên nhiều hơn. Bạn sẽ nhận được sự kính trọng và trung thành từ nhân viên.

Nắm bắt tâm lý nhân viên

Lắng nghe những mong muốn, ý kiến của họ trong công việc để cùng đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất.

7.Điều chỉnh con người, chính sách không phù hợp

Nắm bắt tâm lý nhân viên, bạn hiểu được điểm mạnh điểm yếu của họ là gì. Từ đó bạn có thể tuỳ chỉnh công việc để họ phát huy tốt đa khả năng của mình.

Bạn cũng nên đưa ra cho nhân viên những thử thách để họ vượt qua, có cơ hội khẳng định khả năng của mình. Thay thế và bổ sung khi nhân sự đó không phù hợp và không đạt được hiệu suất làm việc đã đề ra.

8.Lắng nghe mong muốn của Ban lãnh đạo

Việc lắng nghe Ban lãnh đạo sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của bộ phận bạn đang quản lý. Ban lãnh đạo sẽ đưa ra tầm nhìn và từ đó giúp bạn vạch ra chiến lược đúng đắn.

Ban Lãnh đạo luôn có niềm tin và sự tin tưởng đối với vai trò của mỗi phòng ban. Lắng nghe mong muốn của họ cũng là cách giúp bạn xem xét xem liệu kế hoạch và hướng đi của bạn có trung khớp với tầm nhìn của doanh nghiệp không.

9.Thường xuyên khuyến khích, đốc thúc nhân viên

Không nên quá máy móc và quá lý trí. Việc CEO biết các động viên và kích lệ nhân viên của mình sẽ giúp gia tăng hiệu quả công việc lên 30%. Việc tạo môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới. Người CEO nên cân nhắc và tạo cơ hội để nhân viên hiện thực hoá ý tưởng.

Với những nhân sự xuất sắc, hãy tạo điều kiện để họ có vị trí và đãi ngộ tốt trong doanh nghiệp.

Công việc của một CEO rất vất vả bởi phải vận dụng của Tâm và Trí. Tuy nhiên không khó để rèn luyện trở thành một CEO tốt và được nhân viên quý mến, nể trọng.

Comment (1)


binance
binance
21/10/2024

Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *