W.com.vn

Toàn tập cách đặt tên thương hiệu, sản phẩm, nhãn hàng từ A-Z

Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp lớn đang kinh doanh theo hình thức đa ngành nghề. Với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, các doanh nghiệp cũng đang phải đau đầu trong việc đặt tên sản phẩm, đặt tên thương hiệu, nhãn hàng của mình.

Đặt tên sao cho sản phẩm, nhãn hàng đó thể hiện được tính chất sản phẩm, có liên quan đến công ty chính mà khách hàng không bị hiểu lầm với các doanh nghiệp khác.

Vấn đề đặt tên công ty hay đặt tên cho sản phẩm sẽ không còn là bài toán khó, khiến doanh nghiệp đau đầu với những cách thức dưới đây:

Đặt tên thương hiệu ngẫu nhiên

Toàn tập cách đặt tên thương hiệu, sản phẩm, nhãn hàng từ A-Z

Doanh nghiệp hãy nghĩ tới một cái tên ngẫu nhiên và tuân thủ đúng với quy tắc đặt tên có nguyên âm và phụ âm. Tên không được quá 03 âm tiết và quá nhiều phụ âm.

Khi ghép bất kỳ một phụ âm và nguyên âm nào vào với nhau bạn cũng sẽ có được một cái tên mới. Hãy kiểm tra chắc chắn cái tên đó chưa được đối thủ hay bất kỳ doanh nghiệp nào đã sử dụng.

Bạn cần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, công ty vào tagline hoặc slogan để khách hàng biết đây chính là sản phẩm mới của thương hiệu bạn. Ví dụ: Miliket by Masan,…

Đặt tên thương hiệu bằng cách viết tắt

Đặt tên theo cách lấy các chữ cái viết tắt với nhau cũng là một gợi ý thông minh và độc đáo. Nếu bạn không biết lựa chọn chữ nào nào để viết tắt, bạn có thể dịch các tính từ thể hiện cho sản phẩm đó ra tiếng Anh.

Từ các từ vựng tiếng Anh đó, bạn hãy lấy các chữ cái đầu và sắp xếp sao cho hợp lý nhất có thể. Cách làm này cùng với việc bạn và người truyền thông giải thích ý nghĩa của từng chữ cái ra, sẽ giúp khách hàng cảm thấy thú vị.

Cách làm này không tốn quá nhiều công sức mà vừa giúp đem lại hiệu quả cho khách hàng khi họ nhìn thấy sự chỉnh chu, rõ ràng và minh bạch của doanh nghiệp đối với sản phẩm.

Đặt tên thương hiệu bằng cách ghép tên

Ghép tên cũng chính là một gợi ý không tồi. Một số thương hiệu nước ngoài cũng đã sử dụng cách đặt tên thú vị này như Dolce&Gabbana,…

Cách ghép tên này có thể lấy tên thật hoặc tên họ hay bất kỳ tên nào của người chủ doanh nghiệp hoặc nhà sáng lập để đặt lên.

Lưu ý, tên Tiếng Việt sẽ có nhiều tên và họ giống nhau. Nếu tên và họ đó không nổi bật hay có điều đặt biệt thì hãy cân nhắc khi sử dụng biện pháp này.

Với những tên phổ biến, cái tên sản phẩm, nhãn hàng sẽ không gây ra được những lợi ích và điểm khác biệt quá lớn đối với khách hàng.

Đặt tên mang tính chất ngành hàng

Chúng ta đã quen với những cái tên như Vinmart, VinCom, Vinhome,…của tập đoàn Vin Group. Với mỗi ngành hàng tương ứng sẽ có cái tên ứng với ngành hàng đó kèm thêm tiền tố ‘vin’ ám chỉ đây là sản phẩm của Vin Group.

Cách đặt tên này khá thú vị và đem lại sự đồng nhất, nhất quán trong việc đặt tên và quản lý các nhãn hàng.

Về phía khách hàng, họ sẽ hiểu được và ngầm khẳng định được rằng sản phẩm, nhãn hàng này có tiếng tăm và không cần lo nghĩ quá nhiều về chất lượng. Khách hàng hoàn toàn tin tưởng vì đã có thương hiệu từ trước.

Đặt tên theo tên người sáng lập

Rất nhiều nhãn hiệu sử dụng chính tên của nhà sáng lập làm tên cho thương hiệu của mình. Ví dụ: Linh Doan, Kang Phạm, ShebyHoaNguyen,…

Việc sử dụng tên người sáng lập giúp khách hàng những người đã biết đến danh tiếng và niềm tin với người sáng lập đó từ trước, tin tưởng sản phẩm nhiều hơn.

Đôi khi chính vì đưa tên tuổi của người sáng lập vào tên nhãn hàng mà khách hàng họ tự tìm đến thương hiệu bởi họ biết những giá trị mà nhà sáng lập đó đã tạo ra là gì.

Tránh đặt tên thương hiệu quá dài

Tránh sử dụng những tên nhãn hiệu, sản phẩm dài quá quy chuẩn. Tốt nhất là không nên quá 03 tờ và mỗi từ không nên quá 03 âm tiết.

Tên quá dài khiến việc ghi nhớ trở nên khó khăn hơn. Khách hàng cũng có xu hướng bỏ qua những cái tên quá dài ở ngay lần đầu tiếp xúc.

Việc này là vô cùng nguy hiểm và khách hàng khó có thể ghi nhớ vào tâm trí.

Tránh sử dụng tên tiếng lòng, tiếng địa phương

Các từ ngữ tiếng lóng, tiếng địa phương tuyệt đối không nên được sử dụng trong việc đặt tên. Nhiều người nghĩ rằng việc đó là bình thường và để lại ấn tượng với khách hàng.

Thực tế thì sản phẩm và nhãn hàng đem bán cho thị trường, khách hàng có thể ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam, thậm chí là nước ngoài.

Việc sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương có thể khiến khách hàng tò mò và tìm hiểu về thương hiệu nhưng cũng là con dao hai lưỡi.

Khách hàng có thể đọc sai, hiểu sai nghĩa hoặc nguy hiểm hơn là nghĩ sang những ý nghĩa khác lệch lạc và không lành mạnh.

Việc đặt tên cũng như việc khai sinh ra một thương hiệu, nhãn hàng và sản phẩm mới. Cái tên đó sẽ theo suốt thương hiệu trong một thời gian và luôn luôn là cái tên để khách hàng nhắc tới.

Đừng tham lam khi muốn thể hiện quá nhiều nội dung hay quá hời hợt khi đặt một cái tên không phù hợp và rắc rối

Scroll to Top