Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cục quản lý tại Việt Nam

Để bảo vệ phát minh, sáng chế của cá nhân – tổ chức, chúng ta thường nghĩ đến vấn đề đăng ký bản quyền tác giả. Hay còn gọi là đăng ký bảo hộ để nhận được ưu thế nếu có tranh chấp xảy ra. Đồng thời, dấu bản quyền cũng giúp sản phẩm đó có cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài cao hơn. Qua bài viết này, chúng tôi hướng dẫn doanh nghiệp cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cục quản lý tại Việt Nam

Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cục quản lý tại Việt Nam
Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cục quản lý tại Việt Nam

Nhãn hiệu và nhãn hiệu độc quyền

Nhãn hiệu tương tự như logo, là một trong những dấu hiệu nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Mỗi dòng sản phẩm sẽ mang một nhãn hiệu riêng, chứ nó không đại diện cho toàn bộ sản phẩm mà doanh nghiệp có.

Nhãn hiệu độc quyền là thể hiện về quyền sở hữu duy nhất, chỉ một mình cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó mới có quyền sở hữu, sử dụng, chuyển nhượng. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ trên mọi phương diện liên quan đến bản quyền.

Ngoài ra, chủ sở hữu sẽ được ưu tiên khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền ra nước ngoài.

Các loại bản quyền của nhãn hiệu:

  • TM (Trademark) – nhãn hiệu, chỉ có tác dụng thể hiện cho bên thứ 3 về việc sở hữu nhãn hiệu thuộc doanh nghiệp. Ký hiệu này không thể khẳng định nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý cấp quyền bảo hộ.
  • R (Registered) – đăng ký bảo hộ, ký hiệu này là khẳng định về vấn đề pháp lý của nhãn hiệu đã được cấp quyền với các bên. R có nghĩa là độc quyền nên bên thứ 3 sẽ không được phép sử dụng dưới mọi hình thức. Nếu cố tình tức là vị phạm bản quyền.
  • C (Copyright) – bản quyền: ký hiệu này thường sử dụng cho các sản phẩm liên quan đến sáng tạo (tác phẩm thiết kế, tác phẩm văn học, phát minh phần mềm,…).Đây là hình thức bảo hộ bản quyền tác giả thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, không ai được phép sử dụng nếu chưa được họ đồng ý.
Nhãn hiệu và nhãn hiệu độc quyền

Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Để chuẩn bị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân tổ chức cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan để nộp lên cục Sở hữu trí tuệ. Song song với khâu chuẩn bị hồ sơ theo mẫu thì nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu để tránh bị từ chối vì:

  • Nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ
  • Nhãn hiệu đang trong tình trạng tiếp nhận xử lý cấp quyền bảo hộ

Cá nhân, tổ chức có thể tự thực hiện tra cứu trên trang web: http://iplib.noip.gov.vn đây là trang website lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề cấp quyền bảo hộ các nhãn hiệu có, đang có tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trong đó cần mô tả rõ ràng từng chi tiết về hình, chữ, màu sắc sử dụng cho nhãn hiệu, văn phong chuẩn ngôn ngữ thông dụng, không dùng từ địa phương, từ tối nghĩa.
  • Chứng từ chứng minh việc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí đăng ký nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ (10 mẫu, in màu, kích thước 8x8cm)
  • Giấy ủy quyền (nếu người khác tác giả đi thực hiện)
  • Xác định hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm, dịch vụ nào để chọn danh mục đúng.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát tới Cục sở hữu trí tuệ. Địa chỉ nhận hồ sơ: 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát tới Cục sở hữu trí tuệ

Thời gian và quy trình xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

  • Thẩm định về mặt hình thức đơn đăng ký của cá nhân tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thời gian tối đa 30 ngày làm việc. Nếu không có dấu hiệu vi phạm bản quyền thì sẽ được nhận quyết định hợp lệ, ngược lại sẽ bị từ chối.
  • Công bố đơn hợp lệ (nhằm xác định về chủ quyền tạm thời để cá nhân tổ chức khác tránh), thời gian lưu để hoàn thiện hồ sơ tối đa 60 ngày.
  • Thẩm định chi tiết nội dung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cục sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào nội dung chi tiết về hình ảnh, màu sắc, thiết kế và ý nghĩa cũng như mục đích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để thẩm định hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ được đưa vào danh sách dự định cấp bằng và thông báo nộp phí. Thời gian thẩm định tối đa 9 tháng tính từ ngày công bố đơn hợp lệ.

  • Cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đăng ký. Sau khi thẩm định và người đăng ký đã hoàn thành nộp đủ các loại phí, lệ phí thì cục sẽ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian tối đa nhận bằng trong vòng 2 tháng kể từ ngày nộp phí.

Có nhất thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

Đây là quyền lợi được pháp luật bảo vệ mà chủ sở hữu sẽ nhận được khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (được bảo vệ nếu có chanh chấp khi bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu tương tự, marketing độc quyền, loại bỏ đối thủ nếu nhãn hiệu có sự tương đồng gây nhầm lẫn khi đăng ký bảo hộ,..)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn có giá trị trong việc xây dựng và thúc đẩy phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Có cơ hội đưa hàng hóa, sản phẩm dịch vụ vào các trung tâm thương mại lớn, thậm chí xuất khẩu.